Hỗ trợ (24/7) 0915746174

Mô tả

QUY TRÌNH CHẾ BIẾN

LỊCH SỬ, SỨ MỆNH, TẦM NHÌN

LỊCH SỬ Khởi đầu từ công ty gia đình, Hồng Đức được thành...

Giới thiệu về công ty Trà Hồng Đức

Khởi đầu từ công ty gia đình, Hồng Đức được thành lập năm 1997 tại Lâm Đồng,...

Trà đạo là quá trình thưởng trà, đàm đạo về triết lý cuộc sống. Trà đạo còn được xem như một môn nghệ thuật khi nó mang đến những bài học nhân văn sâu sắc cho con người.

Không chỉ xuất hiện từ sớm trong lịch sử của các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, … Trà Đạo, trong văn hoá – lịch sử của người Việt cũng được phát hiện khá sớm. Từ rất lâu đời, ông bà ta đã bắt đầu thói quen hàn thuyên với nhau những câu chuyện mộc mạc, chân thành và gần gũi bên cạnh việc thưởng thức những tách trà nóng thơm ngon.

Lịch sử, nguồn gốc của trà đạo

Lịch sử, nguồn gốc về trà đạo
Văn hoá Trà Đạo được biết đến đầu tiên tại Nhật Bản – Xứ sở mặt trời mọc

Nguồn gốc của trà đạo

Vào khoảng cuối thế kỷ 12, văn hóa trà đạo nổi lên như một hiện tượng tại Nhật Bản. Theo tiếng Nhật, trà đạo được gọi là sadō (茶道), do một sư thầy uyên bác người Nhật Bản tên là Eisai (sinh năm 1141 – mất năm 1251), đến Trung Hoa học đạo. Trở lại Nhật Bản, ông đã mang theo hạt giống của loại trà này, và chăm sóc trong sân chùa.

Từ đây nét văn hóa trà được nhân rộng ở Nhật Bản. Người Nhật không chỉ mang đến một thức uống ngon, mà khi thưởng trà họ còn kết hợp với tinh thần thiền của đạo Phật, biến trà không chỉ là nước uống, mà còn thành nghệ thuật – nghệ thuật trà đạo (chado 茶道). Từ đó, trà đạo trở thành một nét văn hoá độc đáo không thể thiếu đối với người dân Nhật Bản.

Lịch sử của trà đạo

Lịch sử của trà đạo
Lịch sử của trà đạo trải qua nhiều gia đoạn quan trọng và được ghi dấu rõ nét trong lòng của những trà nhân đam mê phong cách trà đạo

Giai đoạn 1: Thời kỳ Jyoo

Vào thế kỷ 8 -14, thời gian này trà đạo chỉ được diễn ra trong giai cấp quý tộc. Đây như một hoạt động xa xỉ của tầng lớp này, điển hình các hình thức sở hữu dụng cụ uống trà có nguồn gốc từ Trung Quốc như một trào lưu ở đây.

Nhưng trong giai đoạn này phải kể đến thành công của Jyoo với quan niệm bày tỏ rằng thưởng trà không phụ thuộc vào vật chất mà lấy con người và thiên nhiên làm trọng.

Giai đoạn 2: Bước ngoặt lớn

Đây được coi là thời kỳ bước ngoặt trong văn hóa trà đạo, bắt đầu khoảng thế kỷ 16, trà đạo phổ biến trong giới võ sĩ. Senno Rikyu đã truyền đạo cho Shogun – người đứng đầu trong giới võ sĩ của thời Azuki. Việc làm này của Rikyu không những tác động mạnh mẽ đến tầng lớp võ sĩ mà còn gây ảnh hưởng đến giới chính trị thời bấy giờ.

Bên cạnh đó, một người khác là Yabunnouchi Jyochi còn đưa ra quan điểm thực hành trà đạo dựa trên yếu tố chính nơi bản thân, lối sống, và tâm trong trẻo của mỗi người để tiếp thêm sức mạnh cho sự truyền bá trà đạo.

Giai đoạn 3: Trà đạo trong thời hội nhập

Ở giai đoạn này, trà đạo đã được phổ biến hơn khá nhiều, các phòng trà dần dần xuất hiện, các bàn gỗ sử dụng cho khách thưởng trà, đàm đạo thay bằng phong cách cũ của Nhật Bản. Lúc này người thưởng trà không cần gò bó theo kiểu ngồi truyền thống của Nhật hay cách uống trà cũ, quần áo cũng dần thay đổi đa dạng theo phong cách phương Tây.

Những quốc gia có tầm ảnh hưởng đến trà đạo

Những quốc gia có tầm ảnh hưởng bởi trà đạo
Những quốc gia có tầm ảnh hưởng đến trà đạo nhất

Nói đến quốc gia có ảnh hưởng lớn đến trà đạo phải kể đến văn hóa trà đạo Trung Hoa. Sau đó là văn hóa trà đạo Nhật Bản. Đây có lẽ là hai quốc gia có ảnh hưởng lớn với loại hình nghệ thuật này đối với Châu Á và thế giới.

Những nghi thức trong trà đạo

Những nghi thức trong trà đạo
Những nghi thức trong trà đạo rất nhiều nhưng cơ bản phải kể đến đó là “Hòa – Kính – Thanh – Tịch”

Trà đạo là một loại hình nghệ thuật mà trong đó đòi hỏi nhiều yếu tố từ con người cho đến sản phẩm trà và cả những tác động xung quanh. Do đó, để xây dựng một nền văn hóa trà đạo được cả thế giới công nhận, người Nhật không ngừng nghỉ học hỏi, phát triển trà đạo thành một nghệ thuật của chính dân tộc mình. 

Trà đạo không chỉ là thưởng trà đơn thuần mà mong muốn của người Nhật khi giới thiệu nét văn hóa này ra thế giới còn là quá trình thưởng trà con người có thể hòa mình vào thiên nhiên, gội rửa tâm hồn, tu tâm dưỡng tính theo lời truyền dạy của Phật giáo.

Trong đó các nghi thức cơ bản của trà đạo phải kể đến “Hòa – Kính – Thanh – Tịch”

    • “Hòa” ở đây ý chỉ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa trà nhân với dụng cụ pha trà.
    • “Kính” trong kính trọng – thể hiện sự kính trọng với người xung quanh, tri ân đến mẹ thiên nhiên với sự vật diễn ra xung quanh.
    • “Thanh” mang nét nghĩa của sự thanh tịnh, tâm hồn con người phải thanh thản, thoải mái.
    • “Tịch” chỉ không gian thanh tịch, khi thưởng trà cần  một không gian yên tĩnh, tạo cảm giác yên tĩnh, vắng vẻ.

Kết hợp với những nghi thức trên, cùng cách pha trà chuẩn mực của trà nhân, tạo nên chén trà thanh tao để con người đàm đạo chuyện nhân sinh.

cách bước pha trà đạo
Sau đây là 6 bước pha trà đạo Nhật cơ bản mà Văn Hoá Nghệ Thuật Online muốn gửi đến bạn để tham khảo

Bước 1: Nguồn nước pha trà

  • Phải dùng nước tinh khiết để pha trà và nước cần giữ ở nhiệt độ từ 80-90 độ C, và phải giữ ấm trong bình thủy hoặc nấu trong một ấm kim khí không nắp trong lửa than yếu. 
  • Chú ý nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C không dùng để pha trà vì như vậy trà không giữ được hương vị nguyên bản của nó, phá hủy các chất có trong trà.

Bước 2: Làm ấm dụng cụ pha trà

Copyright © 2020 TRÀ HỒNG ĐỨC. All rights reserved. Design by i-web.vn